Bí quyết chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo nhất

Tất cả các giấy tờ trên phải được đựng trong một túi hồ sơ. Bên ngoài túi có ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ liên hệ của bạn và tên các loại giấy tờ có bên trong.

là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình tìm việc làm. Có thể bạn đáp ứng được những yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng, nhưng cơ hội lại không đến với bạn vì hồ sơ của bạn đã bị loại ngay từ vòng sơ tuyển. Mặc dù có rất nhiều mẫu có sẵn, nhưng viết đầy đủ và tạo được sự chú ý đối với nhà tuyển dụng không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Một bộ hồ sơ quá sơ sài hoặc viết chưa cẩn thận có thể bị loại ngay. Bạn cũng có thể bị trượt khi hồ sơ không làm nổi bật được những kinh nghiệm và khả năng thỏa mãn yêu cầu từ phía người tuyển dụng. Vậy làm thế nào và cần chuẩn bị những gì để có được một bộ ấn tượng và có hiệu quả?

1. Hồ sơ xin việc gồm những gì?

Hồ sơ xin việc thường theo mẫu quy định chung hoặc mẫu riêng của từng công ty tuyển dụng. Thông thường, một bộ hồ sơ đầy đủ sẽ bao gồm:
· Đơn xin việc có dán ảnh
· Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của địa phương quản lý
· Các văn bằng, chứng chỉ có công chứng của nhà nước
· Thư giới thiệu của người có uy tín hoặc xác nhận của công ty bạn đã làm trước đó (nếu có)
· Bản sao (photocopy) sổ hộ khẩu
· Giấy khám sức khỏe
Tất cả các giấy tờ trên phải được đựng trong một túi hồ sơ. Bên ngoài túi có ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ liên hệ của bạn và tên các loại giấy tờ có bên trong.

2. Làm thế nào để hồ sơ xin việc không bị loại?

Một bộ hồ sơ đầy đủ phải được trình bày cẩn thận cả về hình thức lẫn nội dung, có như thế mới tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Điều đó chứng tỏ bạn là người cẩn thận, có trách nhiệm và nghiêm túc trong quá trình tìm kiếm việc làm. Hãy nhớ rằng có hàng trăm người nộp hồ sơ vào một vị trí công việc và nhà tuyển dụng sẽ chỉ chọn lựa một số lượng hồ sơ vừa đủ để xử lý mà thôi.
· Đơn xin việc
Đơn xin việc chính là cơ hội để bạn nói với nhà tuyển dụng rằng họ cần xem xét hồ sơ của bạn kỹ hơn. Bạn cần khẳng định rằng trình độ của mình phù hợp với vị trí mà họ đang ứng tuyển. Hãy giải thích lý do bạn thích công việc này và chứng minh rằng bạn là ứng viên sáng giá cho họ. Hiện nay có rất nhiều mẫu đơn xin việc nhưng thường rất sơ sài, vì thế bạn nên tự viết để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Hình thức trình bày:
– Sử dụng khổ giấy A4, căn chỉnh lề cân đối.
– Không chọn quá nhiều cỡ chữ, kiểu chữ.
– Nếu chữ đẹp các bạn có thể viết tay.
– Chú ý lỗi chính tả.
– Câu văn ngắn gọn, rõ ràng.
– Các đoạn văn phải ngắt xuống dòng.
Nội dung:
Thông tin cá nhân: họ và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; dán ảnh của bạn vào góc trái phía trên tờ đơn xin việc (ảnh 3×4)
Đoạn mở đầu: viết 2, 3 câu nêu lý do vì sao bạn biết thông tin tuyển dụng để ứng tuyển vào công ty.
Đoạn nội dung chính: giới thiệu về những khả năng bạn có thể cống hiến cho công ty, nêu rõ những công việc cụ thể bạn có thể đảm nhiệm. Nên trình bày những kinh nghiệm và kết quả mà bạn đã đạt được ở công ty trước đó. Đừng quên làm nổi bật những thế mạnh của mình một cách khéo léo với nhà tuyển dụng.
Đoạn thông tin bổ sung: nêu lý do tại sao bạn thích làm việc ở công ty của họ, điều này chứng tỏ bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty của họ.
Đoạn kết: hãy cam kết về sự phục vụ của bạn và chứng tỏ rằng điều đó có lợi cho công ty; ký tên và ghi rõ họ tên.

· Lý lịch cá nhân
Đây chính là lời giới thiệu về bản thân, phản ánh được tính cách, làm nổi bật kinh nghiệm cũng như khả năng của bạn đối với việc hoàn thành công việc được giao. Việc trình bày và chọn lọc các thông tin trên lý lịch rất quan trọng, một bản lý lịch sạch sẽ, rõ ràng, không có lỗi chính tả, đầy đủ nội dung sẽ giúp bạn thành công.
Những điều cần lưu ý:
– Viết đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại.
– Tình trạng hôn nhân
– Nếu bạn là nam còn trẻ, ghi rõ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự (nếu có)
– Phần đào tạo, ghi rõ các văn bằng chứng chỉ, chuyên ngành được đào tạo, thời gian và nơi đào tạo.
– Nêu rõ trình độ ứng dụng tin học, ngoại ngữ (nếu có)
– Phần kinh nghiệm chuyên môn: trình bày những kinhh nghiệm nổi bật và thế mạnh mà nhà tuyển dụng quan tâm. Hãy nêu rõ những công việc, kết quả, thời gian bạn đã làm và tên công ty. Những bằng chứng hay con số cụ thể sẽ có sức thuyết phục hơn.
– Phần quan hệ gia đình: ghi tên tuổi bố mẹ, anh chị em ruột và nghề nghiệp của họ (nên ghi cụ thể). Gia đình và hoàn cảnh sống ảnh hưởng đến nhân cách của bạn, nếu bạn ghi cụ thể người tuyển dụng sẽ hiểu rõ hơn về bạn. Gia cảnh tốt sẽ tạo được cảm tình và là điểm mạnh của bạn.
– Cuối cùng là sự cam kết của bạn về những gì bạn đã khai. Lý lịch cần có xác nhận của cơ quan công an phường, xã nơi bạn sinh sống. Đối với một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có thể chỉ cần cam kết và ký tên.

· Văn bằng, chứng chỉ
Các văn bằng, chứng chỉ hết sức quan trọng. Do đó, bạn nên chú ý những điều cơ bản sau:
– Sao lưu mỗi loại chứng chỉ thành nhiều bản có công chứng.
– Không nộp bản chính vì nhiều nhà tuyển dụng không trả lại hồ sơ khi bạn không được tuyển dụng.
– Nếu bạn có nhiều văn bằng thì chỉ nên lựa chọn những văn bằng theo yêu cầu hoặc mang lại lợi thế cho bạn khi xét tuyển.
– Bổ sung các chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ (nếu có)

· Thư giới thiệu
Thư giới thiệu của người có uy tín hoặc của công ty bạn đã làm việc là bằng chứng đảm bảo tốt nhất cho bạn. Bạn nên cất giữ cẩn thận để đưa cho nhà tuyển dụng. Nếu là thư giới thiệu, bạn nên đưa cho nhà tuyển dụng trước khi nộp hồ sơ. Nếu là thư xác nhận năng lực làm việc, bạn nên để trong hồ sơ.

· Giấy khám sức khỏe
Bạn cần xin giấy chứng nhận sức khỏe của đơn vị y tế có thầm quyền. Giấy khám sức khỏe sẽ là lợi thế nếu bạn có thể chất khỏe mạnh.

· Bản sao hộ khẩu
Nhiều nhà tuyển dụng đôi khi ghi rõ yêu cầu với các ứng viên là cần có hộ khẩu tại tỉnh hay thành phố nhất định. Nếu bạn có hộ khẩu ở nơi mà nhà tuyển dụng mong muốn thì đó là lợi thế của bạn. Bản sao hộ khẩu cần rõ ràng, sạch sẽ và có chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *