6 câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất bạn không nên bỏ qua

Bạn hãy nghĩ về ba hoặc bốn thành công nào đó của bạn mà có thể lượng hóa được trong việc bạn đã giúp công ty cũ của mình tăng doanh số hay cắt giảm chi phí hay cải thiện các nguồn lực.

Một trong những cách dễ nhất để tạo được sự tự tin trước khi tham dự phỏng vấn chính là việc chuẩn bị cho những câu hỏi bạn có thể nhận được từ nhà tuyển dụng.

Cho dù bạn đang thi tuyển vào vị trí là lập trình viên, kế toán hay thư ký, thì các nhà tuyển dụng vẫn hay sử dụng một số câu hỏi chung để đánh giá ứng viên. Do đó, bạn sẽ có thể mang lại cơ hội lớn hơn cho chính mình nếu như bạn chuẩn bị trước cho những câu hỏi này.

Sáu câu hỏi phổ biến dưới đây cùng với sáu gợi ý trả lời của các chuyên gia hy vọng sẽ giúp được bạn trong kỳ phỏng vấn sắp tới. Hãy coi việc chuẩn bị để trả lời sáu câu hỏi này cũng là một phần trong quá trình chuẩn bị tham dự phỏng vấn của bạn. Hãy dành thời gian để đưa ra những câu trả lời tốt nhất cho từng câu hỏi, tập trung vào từng nhiệm vụ cụ thể và sau đó là hoàn thiện nó.

“Hãy kể cho chúng tôi nghe về những điểm mạnh và điểm yếu của bạn?”Câu hỏi này là câu hỏi phổ biến nhất và cũng là câu nổi tiếng nhất. Tuy nhiên những người phỏng vấn bạn lại rất ít khi đưa ra những câu hỏi này một cách trực tiếp, mà họ luôn có một cách diễn đạt nào đó. Ví dụ: “Hãy kể cho chúng tôi nghe một nhiệm vụ nào đó gần đây nhất bạn được cấp trên của mình giao phó mà bạn đã hoàn thành rất tốt, và việc đó đã giúp bạn thăng tiến ở công việc cũ hoặc có được một đánh giá rất ghi nhận nào đó từ công ty cũ của bạn?”

Gợi ý cho câu trả lời này là bạn hãy chuẩn bị để đưa ra những điểm mạnh mà chủ yếu nhắm vào các kỹ năng sẽ đem lại được nhiều ích lợi cho nhà tuyển dụng tương lai. Ngay cả khi đó là những chuyện như bạn có biệt tài xây những ngôi nhà nhỏ nhiều màu sắc thì đôi khi nó cũng có thể đem lại một chút giá trị nào đó cho công việc của bạn.

Khi chuyển sang câu hỏi về những điểm yếu, bạn nên hình dung trước những câu hỏi sau đó, như “bạn đã cải thiện những điểm yếu này của mình như thế nào, và hãy kể cho chúng tôi nghe những việc cụ thể mà bạn đã làm để nâng cao năng lực của mình ở những điểm yếu đó.”

“Tại sao bạn lại nghỉ chỗ làm cũ?”

Các nhà tuyển dụng luôn muốn biết lý do tại sao bạn lại rời bỏ công ty cũ của mình, đặc biệt là bạn phải nói về nó một cách ngắn gọn. Hãy chuẩn bị tinh thần để nói ra sự thật, bởi họ thực sự chỉ muốn biết cái lý do thực sự đằng sau việc ra đi của bạn, nhưng đừng nói gì nghe có vẻ tiêu cực về công ty cũ của bạn.

“Bạn có thể mô tả cho chúng tôi một tình huống công việc mà trong đó bạn… ?”

Câu hỏi này có thể được hỏi theo nhiều cách khác nhau, nhưng những gì mà nhà tuyển dụng muốn biết chính là thái độ của bạn trong công việc. Câu trả lời của bạn nên tập trung vào việc giải quyết các mâu thuẫn, vượt qua được những cuộc thương lượng khó khăn, giải quyết được một vấn đề nào đó với đồng nghiệp, hay là hoàn thành tốt một dự án có rất nhiều đầu việc khác nhau.

Triết lý đằng sau những câu hỏi dạng này là thái độ của bạn trong công việc trước đây sẽ giúp cho nhà tuyển dụng dự đoán được tốt nhất thái độ làm việc của bạn trong tương lai.

Chìa khóa thành công cho câu hỏi dạng này là bạn hãy chuẩn bị những tình huống công việc thực tế, những tình huống có thể mô tả được thái độ làm việc của bạn trong một tình huống mà nó thể hiện tốt nhất những kỹ năng quan trọng mà công việc tương lai của bạn đòi hỏi.

“Môi trường làm việc lý tưởng của bạn là gì?”Câu hỏi này không phải để hướng đến việc liệu bạn thích làm việc trong phòng ngủ hay là ở một văn phòng, hãy nghĩ rộng ra và đưa vào câu trả lời của bạn những ý tưởng liên quan đến sự giám sát trong công việc, đến phong cách quản lý và đến lịch trình làm việc một ngày của bạn.

Các nhà tuyển dụng thường đưa ra câu hỏi này vì họ hy vọng với câu hỏi này họ có thể biết được thói quen làm việc của bạn và bạn có linh hoạt với thời khóa biểu của mình không và bạn là người sáng tạo như thế nào.

“Bạn giải quyết thế nào khi mắc lỗi?”

“Chiến lược” hay nhất cho câu hỏi chung chung này là tập trung vào một hoặc hai ví dụ cụ thể trong quá khứ, nếu có thể, sau đó nhấn mạnh vào những hướng giải quyết hoặc hành động mà bạn đã thực hiện, nhưng nên nhớ là nó phải có liên quan tới công việc mà bạn đang dự tuyển.

Các nhà tuyển dụng muốn biết liệu nhân viên tương lai của mình có phải là người chín chắn để chấp nhận những trách nhiệm và có biết tìm cách giải quyết cho những lỗi mà mình gây ra hay không.“Thành công lớn nhất của bạn là gì?”

Bạn hãy nghĩ về ba hoặc bốn thành công nào đó của bạn mà có thể lượng hóa được trong việc bạn đã giúp công ty cũ của mình tăng doanh số hay cắt giảm chi phí hay cải thiện các nguồn lực.

Hãy cố gắng lượng hóa các thành công của bạn trong những công việc trước, nó sẽ giúp bạn thành công, và hãy thể hiện là bạn có thể tiếp tục gặt hái được những thành công như thể ở công việc sắp tới.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *