Những lời khuyên bổ ích dành cho sinh viên thực tập

Tốt nhất là bạn hãy cho mọi người thấy bạn là người năng động, chăm chỉ làm việc. Đồng thời cũng cho họ thấy bạn luôn sẵn sàng với những công việc và nhiệm vụ mới.
Thực tập là một quá trình quan trọng trước khi chính thức được nhận làm việc. Những lời khuyên của các doanh nhân thế giới sẽ giúp bạn có được những kết quả ngoài mong đợi trong quá trình thực tập.

1. Làm quen và kết bạn

“Khi bắt đầu một việc làm mới, hãy đồng ý với những lời mời ăn trưa hoặc uống cà phê đầu tiên từ các đồng nghiệp mới.” – Luara Cooke
Khi bắt đầu quá trình thực tập, nếu có thể hãy cố gắng kết bạn càng nhanh càng tốt. Và nếu bạn không có đủ can đảm để mời các “tiền bối” thì hãy cố gắng chấp nhận tất cả những lời mời của những anh chị trong công ty. Bởi nếu bạn từ chối, bạn không chỉ mất đi cơ hội kết bạn, làm quen mà còn khiến các anh chị ở công ty thấy không thoải mái và ngại mời bạn những lần sau đó.

2. Luôn sẵn sàng

“Đừng tỏ vẻ trông bận rộn. Nếu bạn luôn xuất hiện vởi vẻ ngoài căng thẳng và mệt mỏi, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn chưa sẵn sàng để đảm nhận thêm những chức vụ mới và dĩ nhiên là bạn đã bỏ lỡ cơ hội thăng tiến với những dự án mới.” – Mira Zaslove
Hãy luôn vận động nhưng không bao giờ được thể hiện sự bận bịu, mệt mỏi. Vì những biểu hiện này sẽ khiến những người hướng dẫn bạn không dám, hoặc không muốn phân cho bạn những công việc mới.
Tốt nhất là bạn hãy cho mọi người thấy bạn là người năng động, chăm chỉ làm việc. Đồng thời cũng cho họ thấy bạn luôn sẵn sàng với những công việc và nhiệm vụ mới.

3. Giúp đỡ vô điều kiện

“Giúp người khác ngay cả khi điều này không mang lại lợi ích gì cho bản thân. Những hành động tuy nhỏ nhưng tuyệt vời này có thể không mang lại lợi ích gì cho bạn ngay lập tức, nhưng sẽ được đền đáp xứng đáng trong tương lai khi bạn ít ngờ tới nhất.” – Scott Wainner
Mở cửa giúp các anh chị, lấy giúp một ly nước, giúp lấy tài liệu máy in…một hành động nhỏ dù không đem lại cho bạn lợi ích ngay nhưng sẽ tạo được ấn tượng tốt với những người đi trước. Và khi có việc họ sẽ giúp đỡ lại bạn.

4. Có tinh thần cầu tiến và rút kinh nghiệm

“Điểm yếu mà bạn chưa nhận ra sẽ gây bất lợi cho bạn nhất. Bạn phải tìm được điểm yếu ẩn khuất của mình và tìm cách khắc phục chúng. Để làm được điều này, bạn cần đánh gia khách quan nhưng sâu sắc từ những người làm việc với mình.” – David Osbome
Đừng tức giận hay phật lòng khi người khác nhận xét không tốt về bạn, vì chỉ có những người muốn bạn tốt lên thì mới làm như vậy. Vì thế, khi họ góp ý, hay thậm chí là mắng bạn, hãy lập tức rút kinh nghiệm để lần sau không mắc phải và cải thiện tình hình.

5. Luôn học hỏi

“Đừng quá chuyên tâm vào một lĩnh vực duy nhất – hãy học hỏi thêm những lĩnh vực khác bởi vì một người có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau thường thăng tiến nhanh hơn những người có nhiều kinh nghiệm ở một lĩnh vực.” – Vikrant Vaidya
Khi bạn trở thành một cuốn “từ điển sống” bạn sẽ trở nên quan trọng hơn trong tập thể. Và để làm được điều ấy, hãy học tập và để ý đến tất cả những điều có thể.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *