Kinh nghiệm bổ ích dành cho thực tập sinh ngân hàng

Tuy rằng, đối với đa số sinh viên năm cuối thì việc tìm nơi thực tập là điều khó khăn.
Nếu như kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng cũng không đủ để bảo đảm bạn sẽ trở thành nhân viên giỏi thì sẽ là điều gì? Đầu tiên, bạn cần phải là một sinh viên thực tập nổi bật, biết học hỏi và có giá trị. Kinh nghiệm bạn tích lũy trong thời gian này sẽ giúp bạn có tâm lý vững vàng hơn trong môi trường làm việc thực tế tương lai.

Tiếp cận các chương trình thực tập

Tuy rằng, đối với đa số sinh viên năm cuối thì việc tìm nơi thực tập là điều khó khăn. Nhưng nếu sớm lưu ý thì trong lĩnh vực ngân hàng bạn sẽ thường xuyên thấy các chương trình thực tập theo định kỳ. Thông tin bao gồm: đối tượng tham gia, chuyên ngành học bắt buộc, điểm trung bình tích lũy, chiều cao yêu cầu; nội dung chương trình, chức danh thực tập; cách thức nộp hồ sơ kèm nơi tiếp nhận; quy trình xét tuyển,… đều được trình bày cụ thể. Sinh viên ngành tài chính – ngân hàng chỉ cần theo dõi định kỳ thời gian ra thông báo chương trình thực tập của các ngân hàng.
Quan trọng hơn việc nộp đơn thực tập đi các nơi là sinh viên cần phải thật sự tìm hiểu về ngân hàng, đặt thứ tự ưu tiên dựa trên sự yêu thích và năng lực phù hợp. Dựa vào đó để bản thân nâng cao khả năng, tập trung hơn vào việc xin thực tập ở những công ty đấy. Các ngân hàng đều có ý muốn giữ lại các thực tập sinh tài năng để đào tạo thêm, nhận làm nhân viên chính thức. Chính vì thế mà bước xem xét, hiểu kỹ công ty càng sẽ có ích cho lựa chọn nghề nghiệp sau này.
Thể hiện mình trong thời gian thực tập

Những biểu hiện của bạn trong thời gian này mang đến kết quả hoặc lãng phí thời gian, hoặc là tiếp thêm tinh thần và sự nhiệt tình trong công việc cần có. Nếu muốn đạt kết quả thứ hai thì nên lưu ý và thực hiện những điều sau đây, mỗi ngày khi bạn đến công ty thực tập:
– Xem mình là một thành viên: trang phục gọn gàng, phù hợp với văn hóa công ty, thực hiện nghiêm túc việc đeo và dùng thẻ ra vào,… Những việc nhỏ thế này nhưng sẽ giúp bạn có cảm giác phấn chấn hơn khi đến công ty làm việc.
– Học hỏi đúng lúc: không chỉ có đối diện với số liệu, báo cáo thực tế mà ngay cả những việc liên quan khác trong công việc được giao cũng dễ dàng làm bạn lúng túng. Mọi người đều biết điều này nên bạn chẳng cần phải che giấu khi không biết hoặc có điều chưa rõ cần hỏi. Chọn thời gian xin ý kiến, học hỏi thích hợp thì tin rằng sẽ có người sẵn lòng chỉ dẫn cho bạn. Tránh hỏi lúc mọi người quá bận rộng hoặc cần tập trung vào việc riêng của họ.
– Thử thách bản thân: sau thời gian ngắn bạn đã quen dần với các việc quen thuộc thì bạn nên chủ động đề nghị nhận thêm những công việc khác nữa. Chú ý quan sát những gì các anh chị trong công ty thực hiện, ghi nhớ lời chỉ dẫn, cố gắng và nhiệt tình làm việc. Theo đó, bạn sẽ không chỉ rèn luyện chỉ một kỹ năng hay một nghiệp vụ chuyên môn trong cả 3 tháng!
– Tham gia các hoạt động chung: có thể nói ngoài hỗ trợ công việc lẫn nhau thì những hoạt động ngoài cũng giúp ích xây dựng các mối liên hệ. Bạn nên thoải mái một chút, hòa nhập vào hoạt động chung trong nhóm và phòng ban cùng sự kiện của công ty (nếu có thể). Tạo được thiện cảm với đồng nghiệp, quen biết với cách giao tiếp cùng khách hàng, đồng nghiệp,…
Trở thành thực tập sinh là cơ hội vô cùng tốt để bạn tiếp nhận, nắm bắt những thay đổi của việc học thuật và việc làm thực tế. Có những thể hiện tốt trong thời gian này cũng sẽ là cái kết đẹp cho khoảng thời gian dài bạn gắn bó với giảng đường. Đồng thời, kỹ năng mềm cũng sự trưởng thành hơn khi va vấp trong môi trường làm việc là sự lấy đà tốt để bạn tiến xa hơn trên con đường nghề nghiệp.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *