Những cám dỗ về vốn đầu tư khi khởi nghiệp bạn nên chú ý

Dù là 1,5 hay 4 triệu USD thì công ty của bạn cũng sẽ dùng hết số tiền đó trong cùng 1 khung thời gian

Một trong những câu hỏi mà nhiều nhà sáng lập khởi nghiệp quan tâm nhất chính là: “Tôi nên huy động bao nhiêu tiền?” Và với suy nghĩ, startup thì huy động càng nhiều tiền càng tốt, nhất là những vòng đầu, là một trong những cái bẫy cực kỳ nguy hiểm.
Hầu hết những nhà khởi nghiệp đều muốn huy động được nhiều tiền nhất có thể, vì như vậy sẽ có nhiều nguồn lực và cơ hội tốt hơn để cạnh tranh. Nhìn chung bất cứ khi nào bạn huy động vốn thì chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với khả năng cảm thấy thất bại.
Dưới đây là suy nghĩ của Mark Suster – một doanh nhân có nhiều năm kinh nghiệm khởi nghiệp và đầu tư vào các startup tại Silicon về những rủi ro có thể gặp phải khi huy động quá nhiều vốn.

1. Dù là 1,5 hay 4 triệu USD thì công ty của bạn cũng sẽ dùng hết số tiền đó trong cùng 1 khung thời gian

Hiển nhiên khi có nhiều vốn hơn, bạn sẽ tuyển dụng nhanh hơn, có nguồn lực để làm những việc khác như thuê các công ty bên ngoài hỗ trợ, đẩy mạnh truyền thông, tham gia các sự kiện, làm các công việc pháp lý (nhãn hiệu, bằng sáng chế).
Nguy hiểm nhất là khi bạn tự xây dựng và phát triển những nền tảng sản phẩm cho công ty trước cả khi thu thập được những thông tin phản hồi từ thị trường.
Tôi có lời khuyên cho việc huy động vốn như thế này: “Bất cứ khi nào có một món ngon được đưa tới, hãy lấy 2 sau đó cất đi 1. Đừng bao giờ dùng cả 2” Điều này thật sự đúng với bối cảnh thị trường hiện nay khi mà các startup rất dễ dàng huy động vốn.
Thà huy động được ít hơn nhưng tạo được một ngân sách chi tiêu hợp lý (có thể chi tiêu 70% những gì huy động được trong vòng 18 tháng), hơn là huy động cả triệu USD những tiêu hết một cách lãng phí cũng trong từng đó thời gian.

2. Huy động được bao nhiêu – Xác định giá trị công ty của bạn

Ở những vòng huy động đầu, giá trị một công ty thường được xác định thông qua việc họ huy động được bao nhiêu tiền. Có một chỉ dẫn chung cho lượng cổ phần các nhà đầu tư muốn nắm giữ khi đầu tư vào một công ty là 15 – 30%. Riêng giai đoạn đầu, tỷ lệ lý tưởng thường là 20 – 25%.
Vì vậy, nếu nhà đầu tư đồng ý huy động cho bạn 5 triệu USD thì điều này ám chỉ giá trị công ty của bạn là khoảng 20 triệu USD và bạn chịu mất 20% cổ phần công ty. Tương tự như vậy, bạn sẽ mất 25% cổ phần công ty nếu như nhà đầu tư chỉ định giá startup của bạn trị giá 15 triệu USD.
Được định giá 15 – 20 triệu USD dĩ nhiên tốt hơn 8 triệu USD phải không. Nếu nói công ty của bạn được định giá 8 triệu USD sẽ tốt hơn là 15 – 20 triệu USD nghe có vẻ điên rồ nhưng thwujc tế không phải vậy.
Khi mới khởi nghiệp, công ty được định giá thấp, khoảng 8 triệu USD, bạn có thể dễ dàng huy động được số vốn từ 2 – 3 triệu USD thay vì 5 triệu USD.

3. Càng huy động được nhiều, các vòng sau càng khó

Điều tiếp theo tôi muốn nói ở đây là chuyện gì sẽ xảy ra khi ngân quỹ cạn kiệt và bạn cần nhiều tiền hơn? Cảm giác tuyệt vời khi huy động thành công 5 triệu USD (ở mức định giá 20 triệu USD) giống như thòng lọng quấn quanh cổ. Để huy động thành công 8 – 10 triệu USD ở vòng tiếp theo sẽ khó khăn hơn nhiều so với 5 triệu USD.
Vậy lý do là gì?
Đó là vì các nhà đầu tư luôn kỳ vọng kiếm được gấp 10 lần những gì họ đã bỏ ra. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu nhiều rủi ro, con số mà họ kỳ vọng có thể cao hơn nhiều lần. Các dữ liệu cho thấy các nhà đầu tư dễ thu về 100 – 200 triệu USD, hơn là 400 – 500 triệu USD.
Nếu bạn huy động thành công 5 triệu USD và không thể nâng số tiền đó lên trong vòng tiếp theo, bạn sẽ “khó ăn nói” với các nhà đầu tư ở vòng huy động đầu. Họ có thể nghĩ rằng xung quanh có rất nhiều dự ăn hấp dẫn, tại sao mình lại mắc kẹt với một startup không có tăng trưởng?

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *